Cám ơn và xin lỗi phải được biến thành một văn hóa: văn hóa công ty, văn hóa gia đình, văn hóa dân tộc. Văn hóa là thứ còn lại sau khi mọi thứ mất đi. Đây là cái mà mình đang buồn, mọi thứ đang mất đi, trong đó có cả xin lỗi và cám ơn của dân tộc Việt Nam. Ngược lại với xin lỗi và cám ơn là đổ lỗi và vô ơn, mà rất tiếc hai cái này đang ở thế cân bằng.
Trong tập 8 chương trình "Quyền lực ghế nóng" được phát sóng trên VTV3 với chủ đề "Tiếc - Xin lỗi, cảm ơn", Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã đưa ra rất nhiều bình luận khá gay gắt nhưng lại đúng với thực trạng hiện nay.
"Tiếc là một dạng cảm xúc khi làm sai điều gì theo cách nhìn của mỗi người, cái sai này chỉ có ông trọng tài thời gian nhìn thấy thôi vì tại khoảnh khắc đó, người ta không nhìn nhận được ngay cái sai của chính mình. Thời gian và nước lã là hai vị thuốc lý tưởng nhất Trái Đất này vì cho người ta thấy ngay lúc đó sai hoặc cuối đời mới thấy sai nhưng đều có cảm xúc tiếc nuối.
Và nếu tôi không sai thì tôi có gì đâu mà tiếc nuối, sự việc sai mà rõ ràng không sai. Chẳng hạn, người ta ly hôn, tại sao lại bảo ly hôn là sai? Nhỡ đâu ly hôn là tuyệt vời trong tình huống đó, cả hai người họ đều không tiếc. Cho nên, tiếc hay không là dựa vào hoàn cảnh cá nhân. Người ta chỉ tiếc khi qua thời gian, người ta thấy đúng là mình sai thật.
Cái tiếc xảy ra hai trạng thái: một là rất vô tình và hai là bản chất. Nhiều khi đi trên đường, ta đi cắt mặt người khác, thấy bản thân thật tệ, đấy là vô tình chứ không hề hữu ý. Nói về cái tiếc đầy tính bản chất, động cơ thì hèn, lười biếng, rất tệ hại, phải đến khi trời giáng mới biết mình sai.
You got a 100.00% upvote from @votejar courtesy of @steemvn!