Mức tăng gấp đôi và thậm chí là gấp ba lần trong vòng một ngày khiến cho việc xác định giá trị thực của một đồng tiền trở thành một tính toán quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư tiền mã hóa nào.
Nếu bạn đang đầu tư vào tiền mã hóa thì việc có khả năng so sánh giá trị thị trường hiện tại với giá trị nội tại của nó là một thước đo quan trọng trong việc xác định thời điểm mua trong hoặc bán.
Tuy nhiên, việc tính toán giá trị nội tại xem chứng có vẻ phức tạp, có tính chủ quan cao và tốn thời gian.
Tuy nhiên, không phải như vậy…
Ở phần cuối của bài viết này, tôi đưa ra một cách đơn giản, nhanh chóng để tính toán giá trị nội tại cho các đồng tiền mã hóa được giao dịch tích cực.
Nhưng trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu giá trị nội tại là gì và tại sao nó lại được xem như một giá trị phức tạp và chủ quan.
Giá trị nội tại là gì?
Tôi xin phép được đưa ra ý hiểu của mình về giá trị nội tại như sau:
Trong lĩnh vực tài chính, giá trị nội tại đề cập đến giá trị của một công ty, cổ phiếu, tiền tệ hoặc sản phẩm được xác định thông qua phân tích cơ bản mà không tham chiếu đến giá trị thị trường của nó. Nó cũng thường được gọi là giá trị cơ bản.
Trong tiền mã hóa, giá trị nội tại có thể được định nghĩa là giá trị thực tế của tiền mã hóa dựa trên nhận thức cơ bản về giá trị thực của nó bao gồm tất cả các khía cạnh, kể cả hữu hình và vô hình.
Điều này sẽ bao gồm các yếu tố như nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, niềm tin vào nhóm điều hành, khả năng thực thi ý tưởng, niềm tin vào nhà phát triển cũng như quy mô và sự hỗ trợ của cộng đồng.
Do nhiều đồng tiền mã hóa và ICO chỉ là những ý tưởng và được sẵn sàng biến thành hiện thực nên việc xác định giá trị nội tại là rất chủ quan.
Việc tính toán giá trị nội tại “thực” có thể là một phép tính gần như là bất khả thi nếu không tính đến tất cả các yếu tố thích hợp.
Chúng ta hãy xem xét một vài yếu tố…
Những yếu tố quyết định giá trị nội tại
Giá trị nội tại được tạo thành từ một số yếu tố và bốn khu vực chính mà mỗi nhà đầu tư nên đặt ra các câu hỏi quan trọng bao gồm:
Thị trường/Nhu cầu sử dụng
Có một thị trường thực hoặc có nhu cầu sử dụng cho sản phẩm này hay không? Tiềm năng thị trường lớn đến mức nào? Mô hình doanh thu hoạt động như thế nào?
Cộng đồng
Cộng động phát triển ở mức độ nào? Cộng đồng có nhiều sự hỗ trợ và các giá trị có phù hợp với dự án không? Cộng đồng có chia bè phái hay không?
Đội ngũ phát triển
Các nhà phát triển có đủ năng lực hay không? Đội ngũ điều hành có đủ kinh nghiệm để lãnh đạo thành công dự án hay không. Nhóm tiếp thị hiệu quả như thế nào?
Kinh phí
Dự án này được tài trợ như thế nào? Nếu ICO, có đủ tiền để hỗ trợ phát triển trong một khung thời gian nhất định hay không? Có cơ chế nào để gây quỹ nội bộ hay không? Mô hình doanh thu liệu có đủ để hỗ trợ cho sự phát triển tương lai của dự án?
FUD & FOMO
Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã nghe về 2 thuật ngữ này. Người ta nói rằng 90% thị trường tiền mã hóa là sự đầu cơ. Điều đó có nghĩa là mọi người mua tiền mã hóa không phải vì giá trị của công ty mà là vì cơ hội kiếm lợi nhuận. Điều này khiến cho thị trường rất dễ bị biến động. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tràn ngập những tin đồn thứ thiệt. Nó thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn khi có một lượng lớn các nhà đầu tư “tay mơ” tham gia thị trường.
Đúng là việc xác định giá trị nội tại và so sánh với giá trị thị trường hiện tại là một thước đo quan trọng nhưng nó có vẻ rất khó để tính toán mà không có một đội ngũ các nhà phân tích.
May mắn thay, có một cách nhanh chóng và tạm thời để xác định được giá trị nội tại.
Phương pháp xác định giá trị nội tại
Có một cách tiếp cận đơn giản để xác định sự kết hợp của tất cả các yếu tố tạo nên giá trị nội tại.
Phương pháp này không cần bất kỳ chương trình máy tính hoặc phân tích phức tạp nào. Nó chỉ đơn giản là sử dụng một đường thẳng tuyến tính so với giá trung bình trong một khoảng thời gian.
Trong khi bạn phải xem qua một danh sách của nhiều đồng tiền mã hóa để thấy rõ được những coin nào đang giao dịch trên hoặc dưới giá trị nội tại của chúng thì …phương pháp này cung cấp cho bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng để biết được (trong nháy mắt) coin nào đáng để nghiên cứu chi tiết hơn.
Các phương pháp nâng cao hơn:
Mặc dù phương pháp tuyến tính này có vẻ thô sơ, nhưng cũng có nhiều phép tính trung bình động khác bao gồm Trung bình di chuyển đơn giản (SMA) và Trung bình di chuyển theo hàm mũ (EMA). Những tính toán này cũng giúp xác xu hướng và giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
Nhưng phương pháp trên thì vẫn được coi là một phép tính nhanh gọn lẹ. Bạn có thể thực hiện khi phải xem xét một danh sách lớn các tiền mã hóa.
Cách nó hoạt động: Bạn có thấy những cơ hội không?
Nhìn vào biểu đồ bên dưới, bạn sẽ thấy theo phương pháp này, đồng tiền mã hóa này được định giá quá cao trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 và sau đó bị định giá thấp trong tháng 4 (dựa trên đường xu hướng một năm).
Biểu đồ Bitcoin này cho thấy cách áp dụng phương pháp trên một cách dễ dàng. Bạn có đồng ý không?
Phần kết luận
Là một nhà đầu tư tiền mã hóa, bạn cần các phương pháp phân tích nhanh chóng để xác định khi nào và những coin hay token nào cần được xem xét.
Đã có hơn 1.500 đồng tiền mã tiền mã hóa khác nhau được giao dịch trên thị trường và có hơn 1.000 dự án ICO được thiết lập để gia nhập thị trường trong thời gian tới.
Vì vậy, không thiếu những cơ hội hàng ngày. Những gì thiết hụt là thời gian và các công cụ phân tích đơn giản và nhanh chóng để giúp bạn trở thành người chiến thắng.
Thị trường thay đổi trong chớp mắt và đối với các nhà đầu tư tiền mã hóa, điều quan trọng là xây dựng bộ công cụ của bạn cùng với các kỹ năng để giúp phân tích thị trường nhanh chóng.
Đây là một trong những phương pháp như vậy và đối với nhiều nhà đầu tư mới bước vào thị trường, đây là một điểm khởi đầu tốt cho việc phân tích ban đầu của họ.
Theo: TapchiBitcoin/medium